Kiểm toán báo cáo tài chính và quy định về kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp. Theo đó, kiểm toán BCTC phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Vậy kiểm toán BCTC là gì ? Quy định của pháp luật hiện nay về kiểm toán BCTC như thế nào ? sau đây là các nội dung Công ty Kế toán An Đức đã tập hợp và sưu tầm được kính mời quý khách hàng, thành viên cùng đọc tham khảo nhé::

1. Kiểm toán BCTC là gì?

Kiểm toán là hoạt động kiểm tra đặc biệt nhằm xác minh tính trung thực và hợp lý của hồ sơ, tài liệu và số liệu của các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, bảo đảm việc tuân thủ các chuẩn mực và các quy định hiện hành.

Kiểm toán BCTC là việc tiến hành thu thập các thông tin bằng chứng kiểm toán để đánh giá về BCTC được kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến về mức độ trung thực, hợp lý của BCTC được kiểm toán so với các chuẩn mực đang áp dụng.

Công tác kiểm toán BCTC do doanh nghiệp kiểm toán đảm nhận, phục vụ cho nhu cầu của các nhà quản lý, chính phủ, ngân hàng, nhà đầu tư… Cụ thể:

Đối với các nhà quản lý: Chỉ cho họ thấy những tồn tại, sai sót đang mắc phải nhằm khắc phục, nâng cao chất lượng thông tin tài chính của tổ chức.
Đối với các ngân hàng hoặc các nhà đầu tư: Giúp họ xem xét lại việc cho vay vốn dựa trên tình trạng hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

Theo đó, kiểm toán viên cần tuân thủ 4 nguyên tắc cơ bản khi làm kiểm toán BCTC. Đó là:

- Tuân thủ quy định pháp luật.
- Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.
- Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.
- Có thái độ nghi vấn mang tính nghề nghiệp.

Kiểm toán BCTC giúp người sử dụng hoặc người đọc BCTC tăng độ tin cậy với BCTC dựa vào việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về số liệu trên BCTC được lập dựa vào các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng hay không.

Ngoài ra, kiểm toán BCTC còn giúp doanh nghiệp được kiểm toán thấy được những sai sót, tồn tại để tìm ra giải pháp khắc phục, hạn chế rủi ro về thuế, nâng cao chất lượng của đội ngũ kế toán tại đơn vị và thông tin tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán.

2. Công ty nào cần phải kiểm toán BCTC ?

Theo quy định của pháp luật, các loại doanh nghiệp, công ty sau đây là đối tượng bắt buộc phải kiểm toán BCTC bao gồm:

Doanh nghiệp và công ty với vốn đầu tư nước ngoài.
Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng (gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam).
Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Doanh nghiệp, tổ chức phải kiểm toán theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp nhà nước, không bao gồm doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước phải kiểm toán BCTC hằng năm
Doanh nghiệp và tổ chức thực hiện những dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước phải kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Doanh nghiệp và tổ chức có tập đoàn hoặc tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên vào cuối năm tài chính phải được kiểm toán BCTC hàng năm.
Doanh nghiệp có tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên vào cuối năm tài chính phải được kiểm toán BCTC hàng năm.
Doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với BCTC hàng năm.

3. Đối tượng của Kiểm toán BCTC là gì ?

Theo các nội dung trên, đối tượng của Kiểm toán BCTC bao gồm:

- Bảng cân đối tài khoản.
- Báo cáo tình hình tài chính.
- Bảng cân kế toán.
- Kết quả hoạt động kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (trực tiếp hoặc gián tiếp).
- Thuyết minh BCTC.

Các đối tượng của Kiểm toán BCTC cung cấp thông tin tài chính, kinh doanh (tổng quát và chi tiết) và luồng tiền của doanh nghiệp. Ngoài ra các đối tượng của Kiểm toán BCTC còn cung cấp các thông tin của doanh nghiệp về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu bán hàng, giá vốn...cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 

BẢN TIN-KIẾN THỨC khác